Home 2010 January 05 Nguyên tắc “hình” và “lý” hài hoà

Nguyên tắc “hình” và “lý” hài hoà

Nguyên tắc “hình” và “lý” hài hoà













Hình Lý

Thuật Phong Thuỷ hình thành từ rất lâu đời, cùng với quá trình hình thành và phát triển, sức sáng tạo của cổ nhân thật vô cùng to lớn. Đã hình thành nên trong lịch sử phát triển nhiều trường phái Phong Thuỷ khác nhau, mỗi phái có những cách thức ứng dụng và lý luận có sự khác biệt, chính điều đó gây nên sự hoang mang cho những người muốn tìm hiểu và ứng dụng Phong Thuỷ cho bản thân và cho những người thân.

Tựu trung có hai trường phái, một chú trọng vào “hình” tức là chú trọng vào việc quan sát hình thế của cuộc đất, sự sắp xếp, phân bố của các yếu tố thiên nhiên như sông, hồ, núi non, gò đồi,.. từ đó có những kết luận sơ bộ về huyệt vị kết phát hay tầm thường, nên dùng hay nên bỏ. Trong môi trường đô thị hiện đại thì thông qua sự quan sát nhà ở, đường sá, bối cảnh xung quanh nhà để có những kết luận và hoá giải phù hợp.

Phái thứ hai chú trọng vào “lý” tức là thông qua những lý thuyết cơ bản về Bát Quái, Hà Đồ, Lạc Thư cũng như phân bố cửu tinh để luận đoán tốt xấu, theo phái này, cho dù một cuộc đất, một sơ sở hình thế có toàn mỹ đến đâu mà xét về mặt lý khí bị phạm vào những điều bất lợi thì cũng không thể phát, không thể làm nơi lập nghiệp và sinh sống lâu dài.

Theo thiển ý của tôi, thì “hình” ví như cái “thần” của một cuộc đất, một cơ sở địa lý. Cũng như cái thần của con người, cái thần chính là linh hồn của con người, thể hiện mức độ mạnh khoẻ của năng lượng tiềm ẩn. “hình” là “thể” tức là xem Phong Thuỷ phải bắt nguồn từ “hình thế” của ngôi nhà, của cuộc đất. Nếu một cuộc đất, một ngôi nhà không có “thần” tức là về mặt hình thế bất lợi, ví dụ có núi cao như ngả xuống trước mặt, sông núi đường xá vô tình quay đi hoặc trực chiếu, xung phạm vào nhà, thế đất méo mó góc cạnh,…như thế đã giảm đi 50% cái tốt đẹp.

“Lý” xem như “tinh khí”, tinh khí chính là sự sống, sức mạnh của năng lượng tiềm ẩn có được phát huy hay không, giống như một người có “thần” nhưng không đủ “tinh khí” thì cũng không thể làm việc hiệu quả. Nếu một ngôi nhà có “hình” đẹp đẽ, lại có “lý” hài hoà theo Âm Dương – Ngũ Hành – Bát Quái thì đã tốt lại càng hoàn mỹ, thật mang lại phúc lớn cho gia chủ.

Như vậy, xem Phong Thuỷ phải biêt kết hợp hình – lý, để luận đoán và sửa chữa phù hợp, mang lại tốt lành cho căn nhà. Đó là điều mà không phải ai cũng làm được, nhất là trong điều kiện kiến trúc đô thị hiện đại.

Tuấn Kiệt

Author: Tuấn Kiệt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *