Home 2011 July 09 10 Nguyên tắc lớn của Phong Thuỷ (phần 1)

10 Nguyên tắc lớn của Phong Thuỷ (phần 1)

10 Nguyên tắc lớn của Phong Thuỷ (phần 1)







Phong Thuỷ là môn khoa học tổng hợp của các môn khoa học thực nghiệm và lý thuyết khác như vật lý địa cầu, thuỷ văn địa chất, vũ trụ tinh thể học, khí tượng học, môi trường học và kiến trúc. Người vận dụng phải có kiến thức tổng hợp, biết xem xét thiên nhiên môi trường, cải tạo nó thành môi trường tối ưu cho con người sinh sống để phát triển tốt đẹp. Đích cuối cùng của Phong Thuỷ phải là Thiên Nhân hợp nhất, con người đạt đến cái đích thấu hiểu những quy luật của trời đất và sống hoà hợp với những quy luật ấy. Từ trước đến nay những quy luật của thiên nhiên, của trời đất vũ trụ vẫn vô tư tồn tại, chỉ có con người duy ý chí mới cho rằng mình sống không cần phụ thuộc vào nó nên vô tình đã phạm phải những điều gây tai hoạ cho chính bản thân con người.

1. Một hệ thống chỉnh thể :

Một môn khoa học hoàn chỉnh phải có một chỉnh thể hệ thống luận thống nhất. Trước đây chúng ta hay bắt gặp những mảnh vụn của một lý thuyết hợp nhất nên có cảm tưởng rằng Phong Thuỷ là một môn khoa học phiến diện thiếu tính hệ thống. Kỳ thực nó phải dựa trên một chỉnh thể hệ thống luận, lấy con người làm trung tâm của thiên nhiên, bao quát thiên địa vạn vật, hoàn cảnh xung quanh con người có nhiều yếu tố chúng có mối liên hệ tương hỗ, hạn chế, tương hỗ tồn tại, tương hỗ đối lập và chuyển hoá. Phong Thuỷ học có mục đích truy tìm những nhân tố này, xem xét để tối ưu hoá kết cấu giữa các nhân tố tìm sự tổ hợp tốt đẹp nhất. Phong Thuỷ luôn quan tâm chú ý đến tính chất chỉnh thể của hoàn cảnh. Hoàng đế Trạch Kinh viết : “Lấy hình thế như thân thể, lấy sông nước như huyết mạch, lấy đất đai như da thịt, lấy thảo mộc như lông tóc, lấy đường ốc như y phục, lấy cổng cửa như đai mũ, nhược đắc như suy nghĩ, xem xét nghiêm túc như thế là thượng cát”. Như vậy ứng dụng nguyên tắc này vào môn Phong Thủy là phải xem xét thấu đáo tất cả các nhân tố xung quanh môi trường, phối hợp, loại bỏ và tương tác chúng theo một hệ thống thống nhất đặt con người là trung tâm. Phong Thuỷ hiện đại còn cần lấy con người, mục đích sinh sống làm việc của con người làm trọng tâm.

2. Nguyên tắc Nhân – Địa phù hợp :

Nguyên tắc này là căn cứ tính chất của hoàn cảnh khách quan để thích nghi với mục đích, phương thức sinh hoạt của con người. Nước ta địa hình phức tạp, đồi núi sông hồ đa dạng, địa mạch kéo dài, thổ nhưỡng khí hậu đa dạng, địa hình thiếu đồng nhất. Mỗi vùng mỗi miền có một đặc trưng riêng về đất đai, mạch núi mạch sông, khí hậu, lượng mưa, rừng nhiều ít. Miền Tây Bắc thì núi non trùng điệp, khí hậu lạnh cần tàng phong tụ khí, tránh khí lạnh xâm nhập, tránh lụt lội lở đất. Miền Nam thì nắng nhiều, mưa ít phòng hoả hoạn, hạn hán. Chính vì thế phải phân hoạch cụ thể mỗi vùng thì phù hợp với Phong Thuỷ như thế nào, từ đó có cách thức hài hoà với điều kiện sinh sống và làm việc của con người.

Author: Tuấn Kiệt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *