Home 2012 May 06 Luận đầy đủ về Thành Môn

Luận đầy đủ về Thành Môn

Luận đầy đủ về Thành Môn







Sự vận hành của khí đa dạng và phức tạp, trong không gian khí liên tục vận hành và biến đối, tác động lẫn nhau theo quy luật âm dương ngũ hành. Nếu môi trường khí là thuần nhất thì nó chỉ chịu tác động sinh thành hoại diệt chung của quy luật âm dương ngũ hành quy mô lớn chi phối cả một khu vực. Nhưng khi chúng ta dựng nhà xưởng lên, khí bị ngăn cách, bao vây, chuyển hướng nên phát sinh ra hoạ phúc, môn Phong Thuỷ tập chung chủ yếu ở khía cạnh này để mà phát hiện sự tương biến hoạ phúc của khí. Trong Huyền Không, tại sao toạ hướng lại quan trọng ? vì khi lập hướng cho nhà cửa mồ mả, cả không gian khí bị ngăn cách thành 2 trường khí riêng biệt tại nơi tọa và hướng. Chính vì thế Huyền Không tính ra quy luật vận hành cuả khí trường phát sinh tại nơi sơn và hướng.

Quy luật này là sự vận hành của vận khí tại 2 cung toạ và hướng nhập giữa và vận hành theo đồ hình lường thiên xích. Khí chia ra làm Thiên , Địa, Nhân nguyên long, âm dương để tính toán quy luật vận hành thuận ngay nghịch tùy theo tính chất âm dương của sơn hướng. Nếu sơn hướng là dương thì bay thuận và âm thì bay nghịch. Ví dụ cung Khảm chia ra 3 sơn Nhâm – Địa Nguyên Long thuộc Dương, Tí – Thiên Nguyên Long thuộc Âm, Quý – Nhân Nguyên long thuộc Âm. Sự phân chia này có nguyên lý bên trong phức tạp nhưng khái quát lại thì những người mới học chỉ cần nhớ đây là những tính chất quan trọng để phát hiện sự vận hành và tương tác của khí xuất phát từ những sơn hướng đó trong Huyền Không.

Lại nói về thành môn, thành môn thiết lập trên cơ sở sự tương tác phối hợp giữa các khí. Theo Đồ hình Hà Đồ – Lạc Thư, Nhất Lục là cặp số sinh thành tương ứng hai quẻ Khảm và Càn trên đồ hình hậu thiên. Sự hợp nhất này tạo thành Thuỷ tiên thiên trên đồ hình Tiên Thiên. Thành môn nương theo nguyên lý này mà cho rằng khí ở cung càn có thể bổ trợ bởi khí ở cung khảm. Do đó khảm gọi là thành môn chính. Ngoài ra còn bổ sung thêm 1 cung nữa giáp bên cạnh Càn là Đoài trên đồ hình hậu thiên để gọi là thành môn phụ. Nên nhớ thành môn chỉ có ý nghĩa khi xét nó với một cung gốc cố định (Càn trong ví dụ trên). Thành môn thường áp dụng cho cung lập hướng của nhà cửa nhưng ngoài ra có thể áp dụng cho sơn hoặc cung nào mà ta thấy cần thiết. Sau khi tìm được 2 cung thành môn rồi phải tìm theo nguyên lý âm dương, thiên địa nhân thuần nhất. Ví dụ trên thì Sơn Càn lập hướng chỉ chọn được Tí là thành môn chính vì cùng là Thiên Nguyên Long thuộc Âm, thành môn phụ là Dậu. Sau khi tìm được cung thành môn còn phải đưa hướng tinh hoặc sơn tinh tại cung đó vào giữa và dựa vào tính dương hay âm để phi tinh thuận hay nghịch. Kết hợp lại trên tinh bàn sẽ có 3 loại sao :

– Vận tinh : Sự bài bố khí trên khí trường đồng nhất
– Sơn tinh : Khí phát sinh khi lập toạ của ngôi nhà
– Hướng tinh : Khí trường phát sinh khi lập hướng ngôi nhà
– Thành môn : Khi trường phát sinh do sự phối hợp với sơn tinh hoặc hướng tinh.

Phối hợp 4 loại khí này để luận đoán, chế hoá, tương tác, điều chỉnh tương biến hoạ phúc. Ngoài ra còn thêm niên tinh chiếu đến hàng năm thực chất là một loại gia giảm của Vận tinh giống như các sao lưu trong Tử vi.

Đã là thành môn thì đương nhiên chỉ có tác dụng phối hợp như bạn bè giúp nhau thêm sức mạnh. Do đó ta cần xem xét sao thành môn sau khi bay đến cung thành môn đó vượng hay suy, nếu vượng thì dùng suy thì bỏ. Ví dụ sơn Tốn hướng càn vận 7

Vận bàn như sau :

6 2 4
5 7 9
1 3 8

Sơn tinh là 6, 6 nhập giữa bay thuận như sau :

5 1 3
4 6 8
9 2 7

Hướng tinh là 8, 8 nhập giữa bay thuận như sau :

7 3 5
6 8 1
2 4 9

Xét thành môn chính là Tí, hướng tinh tại Tí là 3 nhập giữa, cung gốc hậu thiên bát quái của 3 là Mão thuộc âm bay nghịch đến cung Khảm là 7 là vượng khí trong vận 7, vậy Tí là thành môn chính.

Thành môn có vai trò quan trọng bởi nó hỗ trợ cho hướng tinh hoặc sơn tinh khi bị suy nhược. Quan trọng là phải biết xét đoán sao thành môn với các sao đóng tại cung thành môn (còn tiếp)

Sử dụng thành môn chủ yếu là nạp khí dựa vào loan đầu hợp cách. Phương thành môn của hướng bắt buộc phải là minh đường sáng sủa rộng thoáng như bãi trống, công viên, nơi để xe hoặc ngã ba ngã tư đông người. Nơi sơn cước thì đòi hỏi có sông hồ nghịch thuỷ. Nếu thành môn của sơn thì đòi hỏi phải có núi cao đẹp đẽ, nơi đô thị thì cần cột đèn, tháp nhọn, nhà cao tầng. Xét ký hơn hình thế của sơn thuỷ dựa vào đặc tính của sao thành môn. Ví dụ như sao Lục Bạch thì cần núi hình thế cao, đỉnh vuông vắn hoặc tròn, sông hồ cần rộng thoáng.

Về lý khí xét, sao thành môn quan trọng nhất phải phối hợp có lợi cho các sao ở cung thành môn. Nếu các sao ở hướng suy tử thì sao ở cung thành môn phải ở thế khắc xuất hoặc sinh nhập để giảm bớt suy tử khí tránh hoạ. Nếu các sao ở hướng là sinh vượng thì sao ở cung thành môn phải ở thế sinh xuất hoặc khắc nhập sẽ tăng thêm phúc phần.

Ở nhà cửa cơ sở phải mở cửa chính, cửa phụ, cửa sổ đón được khí nơi thành môn. nếu có thành môn mà không nạp khí hoặc khí bị che chắn, bị ngoại hình xâm phạm thì coi như không có tác dụng gì. Cũng có thể dùng một phần bài trí nội thất sẽ chiêu cảm được khí từ bên ngoài vào nhưng tác dụng cũng không nhiều. Có hai loại thành môn chính và phụ nên ưu tiên sử dụng thành môn chính nếu không được mới sử dụng thành môn phụ, sử dụng được cả hai là tốt nhất. Có những địa thế địa vận đã nhập tù hoặc hình thế loan đầu bị thay đổi ở hai phương sơn hướng nhưng vẫn tốt vì có thành môn đẹp phối hợp nên phát được về lâu dài. Đối với nhà ở đã bị nhập tù hoặc vận bị thoái khí cần chọn thành môn phù hợp với long, sau đó mở cửa chính cửa phụ ở phương thành môn sẽ rất hiệu quả mà không phải thay đổi trạch vận.

Author: Tuấn Kiệt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *