Học thuyết Can Chi định lượng Không – Thời gian – Phần III
Sự vận động của Dương Khí được biểu đạt bằng 10 Thiên Can, sự vận động của Âm Khí được biểu đạt bằng 12 Địa Chi. Dương Khí kết hợp với Âm Khí tạo thành vạn vật. Đó cũng là nguyên lý Thiên – Địa – Nhân, ba phạm trù cơ bản của triết lý Phương Đông. Coi Tâm Điểm của sự kết hợp Trời – Đất, Âm – Dương là con người. Coi con người là một sản phẩm của vũ trụ, hình ảnh tuyệt vời của vũ trụ được thu nhỏ vào trong con người, là kết tinh của Âm Dương.
Sự kỳ diệu của người xưa là biểu đạt sự kết hợp Âm – Dương vào hệ đếm Nạp Âm Hoa Giáp, tức là sự kết hợp 10 Thiên Can với 12 Địa Chi thành 60 Nạp Âm gọi là bảng Lục Thập Hoa Giáp. Bắt đầu kết hợp Giáp với Tí thành Giáp Tí, sau đó là Ất Sửu, Bính Dần,… cuối cùng là Quý Hợi, rồi lại tiếp tục tuần hoàn đến Giáp Tý,… Một Can Dương kết hợp với một Chi Dương tạo thành một Nạp Âm. Như vậy không thể có một Can Dương kết hợp với một Chi Âm, ví dụ Giáp Mão, mà chỉ có Giáp Dần, Giáp, Thìn, Giáp Ngọ,…
Ta hiểu bảng Nạp Âm là bảng kết hợp hai khí Âm Dương để đo đạc các việc Nhân, tức thế giới của con người. Kết hợp giữa Thiên Can và Địa Chi hình thành nên nạp khí có một Ngũ Hành nhất định. Tương truyền nguyên lý Nạp Âm trên có từ thời Hoàng Đế do bảy vị đại thần hợp tác viết thành. Nguyên lý kết hợp để hình thành Ngũ Hành Nạp Âm của nó hơi phức tạp và có thể tra cứu ở mục tra mệnh cung.
Leave a Reply