Home 2011 November 14 Huyền Không Phi Tinh (Phần II)

Huyền Không Phi Tinh (Phần II)

Huyền Không Phi Tinh (Phần II)









Cùng với thời gian, 9 vì sao trên không đứng yên mà vận động theo những quỹ đạo khác nhau. Có 2 dạng bay là bay thuận và bay nghịch tuỳ theo bối cảnh, sự vật là dương thì bay thuận và bối cảnh, sự vật là âm thì bay nghịch. Mỗi vì sao có một quy tắc bay riêng là 9 bước xác định thuận hay nghịch, vậy 9 vì sao có 9×9 = 81 bước (hằng số vũ trụ ?) gọi là Lường Thiên Xích (thước đo trời). Có thể thấy Huyền Không Học thật vĩ đại, nó dường như muốn ôm trọn tất thảy các quy luật biến hoá của vũ trụ vào 81 bước biến hoá đơn giản nhưng rất kỳ diệu.

Tinh bàn bao giờ cũng lấy Thiên Tâm làm chuẩn, sau đó căn cứ vào Thiên Tâm để an các sao theo chiều thuận hoặc nghịch.
Ví dụ khi Ngũ Hoàng nhập giữa thì ta có 2 Tinh bàn sau:

Bay thuận : Phản ánh sự vận động của vũ trụ, của các Khí theo chiều thuận theo thứ tự : Ngũ – Lục – Thất – Bát – Cửu – Nhất – Nhị – Tam – Tứ – Ngũ
















4 9 2
3 5 7
8 1 6



Bay nghịch : Phản ánh sự vận động của vũ trụ, của các Khí theo chiều nghịch theo thứ tự : Ngũ – Tứ – Tam – Nhị – Nhất – Cửu – Bát – Thất – Lục – Ngũ :
















6 1 8
7 5 3
2 9 4



Tinh bàn chính là biểu hiện sự vận hành của Khí trên trái đất và sự chi phối của các sao trong vũ trụ đến trái đất. Sau đây là bảng các vận khác nhau, mỗi vận có một sao nhập cung giữa.


































Thuợng Nguyên

Vận 1 : Nhất nhập giữa

1864 – 1883
Vận 2 : Nhị nhập giữa 1884 – 1903
Vận 3 : Tam nhập giữa 1904 – 1923
Trung Nguyên Vận 4 : Tứ nhập giữa 1924 – 1943
Vận 5 : Ngũ nhập giữa 1944 – 1963
Vận 6 : Lục nhập giữa 1964 – 1983
Hạ Nguyên Vận 7 : Thất nhập giữa 1984 – 2003
Vận 8 : Bát nhập giữa 2004 – 2023
Vận 9 : Cửu nhập giữa 2024 – 2043



Mỗi 20 năm ở bảng trên lại có một sao quản năm nhập cung giữa, ví dụ năm 2003 là sao Lục Bạch nhập cung giữa, năm 2004 là sao Ngũ Hoàng nhập cũng giữa. Tương tự mỗi tháng, mỗi ngày, mỗi giờ khí vận lại do một sao nhất định quản. Sao đó được gọi là sao đương lệnh hoặc là sao quản. Sao đương lệnh có khí mạnh nhất, nguyên khí của nó có tác động rõ nhất, khống chế toàn bộ tinh bàn.

Ví dụ chúng ta đang ở thời kỳ 1984-2003 do sao Thất Xích Kim quản. Những gì thuộc cung Đoài tức phương Tây sẽ vượng lên, thiếu nữ trở nên hoạt bát và tài cán hơn, người trung niên và người cao tuổi yếu đi, sức chi phối giảm sút trong gia đình và xã hội.

Sao nhập giữa gọi là sao trực ban, nó ban phát khí ra mạnh nhất chi phối toàn bộ tinh bàn. Trong quá trình bay đến những cung khác nhau thì khí của nó biến đổi sang những trạng thái khác nhau.

Bước 1 : Ra khỏi cũng giữa được gọi là thoái khí, tính chất trung tính không vượng không suy. Ví dụ khi Bát nhập giữa thì Thất là sao thoái khí :
Bước 2 : Khi rời khỏi cung giữa khá xa theo các bước vận động của “Lường Thiên Xích”, tức là khoảng cách giữa sao nhập giữa và sao đang xét cách nhau từ 2 đơn vị trở lên, thì nó trở thành sát khí. Ví dụ trên, Bát nhập giữa thì Lục Bạch, Ngũ Hoàng, Tứ Lục là sát khí.
Bước 3 : Khi đi khỏi trung tâm rất xa thì nó trở thành tử khí. Ví dụ trên khi Bát nhập giữa thì Nhất Bạch và Nhị Hắc là tử khí.
Bước 4 : Các sao tương lai trở thành vượng khí gọi là sao sinh khí, ở ví dụ trên thì Cửu Tử là sao sinh khí.

Author: Tuấn Kiệt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *