Home 2014 June 18 Nguyên tắc hài hoà trong triết học Phương Đông ứng dụng trong Phong Thuỷ

Nguyên tắc hài hoà trong triết học Phương Đông ứng dụng trong Phong Thuỷ

Nguyên tắc hài hoà trong triết học Phương Đông ứng dụng trong Phong Thuỷ








Triết học Phương Đông dựa trên kinh nghiệm của người xưa trải qua hàng ngàn năm lịch sử sinh sống và trường tồn qua thờigian. Người Việt nam và Trung Hoa lấy lịch mặt trăng làm lịch thời gian. Thông qua sự quan sát chuyển động của mặt trăng và các vì tinh tú để lập nên thời lịch phục vụ cho xã hội nông nghiệp.

Người xưa nhận thấy vũ trụ có tính hài hoà và tuần hoàn, thể hiện ở mọi mặt của cuộc sống. Hết ngày lại đến đêm, trăng lặn rồi trăng tròn, thời tròn đất vuông,…Con người muốn tồn tại và phát triển phải luôn tìm được sự thích nghi trong một tổng thể hài hoà với thiên nhiên và vũ trụ. Trong Phong Thuỷ nguyên lý trên được coi là tâm điểm của mọi thiết kế kiến trúc cổ xưa.

Các công trình kiến trúc như cung điện, đền chùa, nhà ở đều lấy nguyên lý cân đối hài hoà làm chuẩn. Các ngôi nhà ở Trung Quốc luôn được xây theo dạng bốn nhà ở bốn phía có sân ở giữa, bởi người ta quan niệm rằng như thế tạo nên sự cân đối hài hoà tối đa. Sân giữa là sự hội tụ của khí mang lại sự thịnh vượng tốt lành cho toàn bộ ngôi nhà. Những cách cục mất cân đối như một nhà chính ở giữa và một gian nhà nhỏ xây bên cạnh hoặc nhà xây dạng chữ L được coi là hung tướng.

Trong kiến trúc đô thị hiện đại, môi trường đất đai hạn chế, “tấc đất tấc vàng”, vì thế các kiến trúc sư thường hay thiết kế nhà dạng chữa nhất, chữ L hoặc nhà hình vuông có góc khuyết. Phải hết sức cẩn thận với những thiết kế trên bởi lẽ, trong Phong Thuỷ đó là những cách cục xấu thể hiện sự mất cân đối và không hài hoà theo Phong Thuỷ. Phong Thuỷ học luôn lấy tâm điểm của thế đất để dựng nhà, tránh nhà dựng về phía trước hoặc phía sau của mảnh đất hoặc bị nghiêng lệch, khuyết góc, tù hãm. Như vậy gia chủ sẽ không thể phát đạt, thành công. Bản thân tôi đi xem nhiều nhà và thất phần lớn dễ phạm vào cấm kỵ này của Phong Thuỷ do ý tưởng của kiến trúc sư thường tiết kiệm diện tích để tạo thêm không gian sử dụng cho ngôi nhà.

Để chữa những khuyết cách trên, đối với nhà xây lệch về phía sau của mảnh đất cần dựng những cây cao, đá tảng hoặc cột đèn phía sau nhà để tạo lập lại sự cân đối. đối với nhà xây lệch về phía trước của mảnh đất cũng áp dụng tương tự, cần dựng những cây cao, đá tảng hoặc cột đèn phía trước nhà. Với căn nhà bị khuyết góc thì khí ở góc nhà bị khuyết sẽ không thể vận động, bị tù hãm sinh ra hung khí, nếu khuyết ở góc nào thì hại cho người trong nhà tương ứng với tượng của Bát Quái. Ví dụ, góc Tây Nam là góc của cung Khôn, nếu khuyết góc ấy sẽ hại cho mẹ già, khuyết góc phía Đông sẽ hại cho trưởng nam bởi phía Đông là phương của quẻ Chấn. Để khắc phục cần xây cột, dựng bồn hoa, hồ nước nhân tạo, cây to ở góc khuyết để cân đối khí cho toàn bộ ngôi nhà.

Với những ngôi nhà xây thêm phần phụ, gian phụ lồi ra bên phải hoặc bên trái cũng không tốt, nên xây lại cho cân đối hoặc phải dùng các vật khí chấn yểm chỗ khuyết để giảm thiểu sự hung hiểm do những gian phụ gây ra. Với những thế đất có hình đa giác, việc dựng nhà không được dựng hết phần đất mà phải chọn lấy phần vuông vắn, bỏ hết đi phần thừa để làm vườn trồng hoa, thảm cỏ, nhưng thế sẽ tránh được cấm kỵ do thế đất đa giác dị hình mang lại.

Author: Tuấn Kiệt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *