Học thuyết Can Chi định lượng Không – Thời gian – Phần I
Học thuyết Can Chi định lượng Không – Thời gian :
Để đo đạc định lượng chính xác thời gian và không gian, ngoài đo đạc bằng năm, tháng, ngày giờ ra. Người xưa dùng hệ Thiên Can, Địa Chi để đo đạc thời gian. Hệ Can Chi phản ánh một vũ trụ được quy chiếu trong một hệ toạ độ không gian và thời gian.
Thông quan quan sát những chu kỳ vận động biến đổi của mặt trăng và mặt trời, người xưa phát minh ra hai hệ đếm, hệ đếm Can là hệ đếm cơ số 10 gồm :
Thập Thiên Can (10 Can) : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mạu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
10 Can tượng trưng cho sự vận động của Dương Khí trong vũ trụ, cụ thể là Mặt Trời tức Trời và những việc liên quan đến Trời. Ý nghĩa cụ thể của các Thiên Can được mô tả như sau :
CAN | Ý nghĩa quá trình vận động của Dương Khí |
Giáp | Giáp có nghĩa là mở, vạn vật bắt đầu được khai mở |
Ất | Ất có nghĩa là kéo, vạn vật được kéo lên |
Bính | Bính có nghĩa là đột ngột, vạn vật đột nhiên được lộ ra |
Đinh | Đinh có nghĩa là mạnh mẽ, vạn vật bắt đầu phát triển mạnh mẽ |
Mậu | Mậu có nghĩa là rậm rạp, vạn vật bắt đầu xum xuê |
Kỷ | Kỷ có nghĩa là ghi nhớ, vạn vật bắt đầu thành hình rõ rệt |
Canh | Canh có nghĩa là chắc, vạn vật bắt đầu kết quả, chắc lại |
Tân | Tân có nghĩa là mới, vạn vật bắt đầu được thu hoạch |
Nhâm | Nhâm có nghĩa là gánh vác, vạn vật được nuôi dưỡng bởi Dương khí |
Quý | Quý có nghĩa là đo, vạn vận có thể định lượng, đo đạc được |
Leave a Reply