Home 2013 May 31 Học thuyết Can Chi định lượng Không – Thời gian – Phần II

Học thuyết Can Chi định lượng Không – Thời gian – Phần II

Học thuyết Can Chi định lượng Không – Thời gian – Phần II

10 Thiên Can lại có đặc tính về Âm Dương và Ngũ Hành khác nhau. 10 Thiên Can được chia làm hai nhóm là 5 Can Dương :Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm và 5 Can Âm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.


Thông quan quan sát những chu kỳ vận động biến đổi của mặt trăng, người xưa phát minh ra hệ đếm Chi là hệ đếm cơ số 12 :


Thập Nhị Địa Chi (12 Chi) : Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.


12 Chi tượng trưng cho sự vận động của Âm Khí trong vũ trụ, cụ thể là Mặt Trăng tức Đất và những việc liên quan đến Đất. Ý nghĩa cụ thể của các Chi được mô tả như sau :













































CHI


Ý nghĩa quá trình vận động của Âm Khí



Tí có nghĩa là nuôi dưỡng, vạn vật nảy sinh mầm mống


Sửu


Sửu có nghĩa là kết lại, vạn vật tiếp tục phát triển, mầm non lớn lên


Dần


Dần có nghĩa là đổi dời, vạn vận đã phát triển, mầm non nhú lên khỏi mặt đất


Mão


Mão có nghĩa là đội, vạn vận đã bắt đầu đội đất mà lên


Thìn


Thìn có nghĩa là chấn động, vạn vật trải qua cơn chấn động mà lớn lên


Tỵ


Tỵ có nghĩa là bắt đầu, vạn vật đã bắt đầu thành hình đầy đủ


Ngọ


Ngọ có nghĩa là bắt đầu toả ra, vạn vật đã xum xuê cành lá


Mùi


Mùi có nghĩa là ám muội, vạn vận suy giảm, chỉ âm khí suy thoái


Thân


Thân có nghĩa là thân thể, vạn vật thực sự trưởng thành


Dậu


Dậu có nghĩa là già, vạn vật đã già dặn, thuần thục


Tuất


Tuất có nghĩa là diệt, vạn vật đều suy diệt


Hợi


Hợi có nghĩa là hạt, vạn vật thu hoạch thành hạt



12 Địa Chi cũng có đặc tính về Âm Dương và Ngũ Hành khác nhau. 12 Địa Chi được chia làm hai nhóm là 6 Chi Dương: Tí, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất và 6 Chi Âm: Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu.

Author: Tuấn Kiệt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *