Câu hỏi: Tại sao gây cản trở khó khăn cho các vị Bồ Tát hoằng pháp lại chịu quả báo nặng nề đến như vậy?
Nếu vị Guru của ta là một vị Bồ Tát và ta bất đồng ý kiến với Ngài, ta khởi tâm sân hận đối với Ngài rồi nói điều đó với những người khác khiến họ phát khởi tri kiến sai lạc, bất tịnh về vị Đạo sư thì tất cả sẽ bị đọa địa ngục do tà kiến đó. Đó là lý do tại sao mà quả báo lại nặng nề đến như vậy. Hơn nữa, chúng ta có giới nguyện Bồ tát; nếu chúng ta phá vỡ giới nguyện ấy thì việc làm đó cũng giống như cắt đứt sợi dây tràng hạt ra làm đôi. Đó là phá vỡ thệ nguyện Bồ Đề tâm. Vì vậy việc tệ hại nhất là việc nói xấu một vị Guru bởi vì những người khác có thể tin vào lời nói đó và do mắc tà kiến mà bị rơi vào cõi thấp. Cho nên, khi chúng ta không đồng ý với Guru thì vẫn không được làm tổn thương tới tâm chí thành, tới lòng tin [của ta và người khác] đối với Ngài.
Thậm chí nếu ta không nói ra điều gì nhưng ta gây cản trở tới việc hoằng Pháp của một vị Bồ tát thì việc đó cũng tạo ác nghiệp nặng nề. Bởi vì một vị Bồ tát có khả năng đem lại lợi lạc cho vô lượng chúng sinh. Các chúng sinh này cần có ánh sáng của giáo Pháp. Cản trở việc hoằng pháp của Ngài, sẽ gây thiệt hại to lớn cho rất nhiều chúng sinh.
Guru giống như một chiếc bình chứa đầy nước tinh khiết. Khi ta nổi sân, gây cản trở cho việc hoằng pháp của Ngài thì tâm của ta giống như nước đã nhiễm chất độc. Đó là tâm đã bị nhiễm chất độc. Tất cả tâm chúng sinh đều được kết nối làm một. Vì vậy, tâm nhiễm độc ấy sẽ tràn ngập tâm của tất cả các chúng sinh khác. Đó là lý do tại sao mà chúng ta phải trưởng dưỡng tình yêu và lòng khát ngưỡng đối với tất cả các bậc Đạo sư. Đặc biệt đối với những ai đã thọ giới Bồ tát thì việc nói xấu Guru là một việc làm tệ hại nhất.
Leave a Reply