Câu hỏi: Tại sao ủng hộ a dua theo người đang làm việc sai trái cũng chịu quả báo cùng người đó? Về mức độ thì nhẹ hay là nặng hơn?
Khi ta có những người bạn xấu, họ tạo những ác nghiệp nhưng chúng ta không tán đồng với những ác nghiệp của họ, không làm những việc họ muốn ta làm thì ta không có chịu quả
báo giống như họ. Còn nếu ta hoan hỉ với việc họ làm thì sẽ phải chịu quả báo xấu cùng với người đó. Nhưng nếu ta bị ép buộc phải làm thì không phải chịu quả báo nặng giống như người kia.
Khi ta có những người bạn xấu, điều tốt lành nhất chúng ta có thể làm là phát tâm từ bi đối với họ, cầu nguyện cho họ. Điều nguy hiểm nhất là khi những người bạn xấu gieo vào trong chúng ta lòng ngờ vực với Phật, Pháp, Tăng khiến ta nảy sinh tà kiến. Đó là ác hạnh to lớn nhất. Cái nghiêm trọng nhất, nguy hiểm nhất là đánh mất lòng tin đối với Tam Bảo.
Tâm của chúng ta và tâm của chúng sinh là một và tâm này cũng đồng với tâm Phật . Khi mà chúng ta tu tập theo Kim Cang Thừa, chúng ta phải giữ giới. Nếu mà chúng ta không giữ giới, chúng ta để cho cái tâm sân hận, vô minh nổi lên che mờ và chúng ta sẽ bị đọa những cõi thấp. Đừng nghĩ rằng các giới đó là đặc biệt có ở Kim Cương Thừa mà thôi.
Khi giữ giới chúng ta có được tình thương yêu thì đây chính là nối kết giữa chúng ta với những người bạn đạo, giữa chúng ta với sư phụ. Khi ta không có tình yêu thương và ta phá giới thì việc này đồng nghĩa với việc chúng ta cắt đứt sợi giây chỉ của chuỗi tràng hạt. Khi ta cắt đứt sợi chỉ này thì ta sẽ mất đi sự nối kết giữa mình và bạn đạo, giữa mình với Đạo sư.
Phật tánh mà tất cả chúng sinh có giống như nguồn điện. Còn tâm từ bi và trí tuệ giống như sợi dây dẫn điện. Nếu ta có cả hai: nguồn điện và sợi dây dẫn thì ánh sáng sẽ được thắp lên tức là giác ngộ tối thượng. Còn nếu ta đánh mất tình thương yêu, tâm từ bi thì sẽ không có được ánh sáng. Đó cũng là chánh niệm và tỉnh giác. Nếu chúng ta luôn có được chánh niệm và tỉnh giác thì ta luôn có được giới nguyện thanh tịnh. Bởi vì tòan bộ giới nguyện tựu chung đều nằm trong hai chữ “chánh niệm” và “tỉnh giác”.
Leave a Reply