Dùng thuyết Ngũ hành giải thích về hiện tượng “Được mùa sinh” trong Tử Vi
Trong thuật Tử Vi – môn thuật số xem về mệnh vận con người, chúng ta bắt gặp khái niệm “được mùa sinh”. Đó chính là cách so sánh Ngũ Hành bản mệnh của đương số với tháng sinh. Nếu Ngũ Hành của bản mệnh được sinh vượng thì có nghĩa là đương số được mùa sinh, tức bản mệnh gia tăng phần tốt đẹp. Trái lại, nếu Ngũ Hành bản mệnh bị suy tử thì đương số bị lỗi mùa sinh, tức là bản mệnh bị giảm thiểu phần tốt đẹp. Yếu tố trên xuất phát từ học thuyết Ngũ Hành, mỗi Hành Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ đều vượng, tức là mạnh mẽ phát triển ở một thời điểm trong năm và suy yếu ở những thời điểm khác. Cụ thể như sau :
Bản mệnh |
Vượng |
Tướng |
Hưu |
Tù |
Tử |
Kim |
Thu |
Tứ Quý |
Đông |
Xuân |
Hạ |
Mộc |
Xuân |
Đông |
Hạ |
Tứ Quý |
Thu |
Thuỷ |
Đông |
Thu |
Xuân |
Hạ |
Tứ Quý |
Hoả |
Hạ |
Xuân |
Tứ Quý |
Thu |
Đông |
Thổ |
Tứ Quý |
Hạ |
Thu |
Đông |
Xuân |
Tứ Quý là các tháng 3, 6, 9, 12.
Trong đó, nếu bản mệnh được Vượng và Tướng là được mùa sinh. Nếu phạm Hưu, Tù, Tử là bị lỗi mùa sinh và Tử là bị phạm nặng nhất. Ví dụ :
Người sinh năm Giáp Thân mệnh Tuyền Trung Thuỷ, nếu sinh vào mùa Đông, mùa Xuân là được mùa sinh. Sinh vào mùa Hạ hoặc Tứ Quý là lỗi mùa sinh.
Mệnh giống như là giống cây, tuy giống cây tốt nhưng trồng vào thời điểm thời tiết không thuận lợi thì cây cũng khó phát triển. Ngược lại, nếu giống cây không tốt nhưng gặp đúng thời điểm mùa xuân thời tiết ôn hoà thif cây phát triển và sinh trưởng tốt. Yếu tổ bổ trợ vận mạng này mang tính chất tương duyên, tương hỗ lẫn nhau nên cần có cái nhìn tổng thể và hài hoà. Suy cho cùng thì số mệnh không cố định mà là chuỗi biến số tương thuộc lẫn nhau và thay đổi theo các nhân duyên khác nhau tác động vào mệnh.
Vì thế, cần nói thêm rằng yếu tố được mùa sinh chỉ là một trong những nhân tố kết hợp vào để xét đoán vận mệnh, cũng không nên quá coi trọng điều này.
Leave a Reply