Ý nghĩa của việc hồi hướng công đức
Hồi hướng công đức có nhiều loại và có nhiều tầng mức khác nhau phụ thuộc vào c của ăn cơ của chúng ta. Hồi hướng công đức cao nhất là khi tâm ta hoàn toàn thanh tịnh và ta có thể an trụ nơi tự tánh.Tâm thanh tịnh đó không có nhị nguyên đối đãi phân biệt giữa ta và người. Khi đó ta sẽ không phải làm cái gì hết vì sự hồi hướng đã liên tục phát ra từ tự tánh không vướng một vọng niệm nào. Đó là sự hồi hướng hoàn hảo.
Nếu chúng ta không thể làm như vậy là do ta chưa thấy được chân tâm. Do đó trước hết phải bớt nghĩ đến mình và nghĩ đến các chúng sinh khác. Nguyện rằng : “ Nguyện cho công đức này đem lại lợi lạc cho hết thảy chúng hữu tình .” Ví như dù chỉ một câu chú “Cm Mani Padme Hung” mà ta làm với ước nguyện vị tha thì lời tụng có sức mạnh rất to lớn. Còn nếu ta tụng câu chú đó bằng tâm ô nhiễm, vị kỷ thì như vậy sẽ rất ít lợi lạc, ít sức mạnh. Điều quan trọng là ta làm việc đó với cái tâm như thế nào?
Thứ hai, khi ta hồi hướng thì công đức của ta sẽ không bao giờ bị tiêu tan. Nó sẽ tăng trưởng cho tới khi ta đạt vô thượng Bồ đề. Nếu việc thiện ta làm không được hồi hướng thì công đức sẽ mất đi nhanh chóng khi sân hận nổi lên. Có câu nói: “Cơn giận nổi lên trong khoảnh khắc đủ hủy hoại hết công đức tích tụ qua hàng ngàn a tăng kỳ kiếp, nếu không hồi hướng.” Thế nhưng, nếu hồi hướng thì công đức sẽ không mất mà được nhân lên mãi, được giữ lại mãi cho đến khi ta đạt được giác ngộ viên mãn.
Ta không thể đổi được nghiệp đã gieo. Nhưng nếu trưởng dưỡng Bồ Đề tâm thì ta có thể có được chút ít biến chuyển nào đó. Lý do là vì nghiệp sống trong ngôi nhà của nó là ngã chấp. Thói vị kỷ là nơi cư trú của nghiệp. Nếu không có ngã chấp, vị kỷ thì không có các thất tình lục dục như tham, sân, si. Nếu ta không ích kỷ, chỉ nghĩ lợi ích cho riêng mình; nếu ta nghĩ tới người khác thì chúng ta có thể tịnh hóa được nghiệp chút ít. Tuy nhiên, vì ta đã tích lũy nghiệp từ trong quá khứ nên không thể thay đổi được gì nhiều. Các nhà chiêm tinh học hay nhấn mạnh tới việc có thể tạo dựng hạnh phúc trong kiếp sống hiện tại nhưng họ không hiểu rằng nhân của khổ đau tới từ kiếp trước. Ta không dựa vào họ được. Chỉ có một hy vọng cho sự thay đổi là nếu kiếp trước ta làm việc ác nhưng ta đã quy y và sám hối thì trong kiếp sống này có thể hy vọng thay đổi chút ít. Còn nếu kiếp trước ta không sám hối thì kiếp này tuy việc sám hối có thể thay đổi khổ đau do nghiệp báo nhưng chỉ chút ít thôi.
Leave a Reply