Home 2017 June 03 Câu hỏi: Con biết việc hành hạnh nhẫn nhục, đặt người khác lên trên quyền lợi của bản thân mình rất khó. Hiện nay con đang sống theo nguyên tắc đạt được bình đẳng giữa các chúng sinh và con

Câu hỏi: Con biết việc hành hạnh nhẫn nhục, đặt người khác lên trên quyền lợi của bản thân mình rất khó. Hiện nay con đang sống theo nguyên tắc đạt được bình đẳng giữa các chúng sinh và con chỉ có thể đặt được những người con yêu thương lên trên quyền lợi của bản thân mà thôi. Xin thầy chỉ cho con biết cách nào để con đạt được hạnh nhẫn nhục nói trên?

Câu hỏi: Con biết việc hành hạnh nhẫn nhục, đặt người khác lên trên quyền lợi của bản thân mình rất khó. Hiện nay con đang sống theo nguyên tắc đạt được bình đẳng giữa các chúng sinh và con chỉ có thể đặt được những người con yêu thương lên trên quyền lợi của bản thân mà thôi. Xin thầy chỉ cho con biết cách nào để con đạt được hạnh nhẫn nhục nói trên?

Khi đọc “Ba mươi bảy Pháp hành Bồ tát đạo” thì không nên hiểu những lời dạy trong đó với nghĩa đen. Phải hiếu đây chỉ là phương pháp để trị sân hận. Nếu không có kẻ thù thì ta không tu hạnh kham nhẫn được. Vì vậy kẻ thù chính là vị thầy giúp ta tu trì. Không nên ghét bỏ kẻ thù vì nếu không có kẻ thù thì ta không thực hành được hạnh nhẫn nhục. Phải quán tưởng kẻ thù ở trên đỉnh đầu và quán tưởng người đó là thầy của mình. Đó là một phương diện của vấn đề. Xét từ góc độ khác, mọi chúng sinh đều có Phật tính. Có nghĩa là tâm người đó xét về bản chất là tâm Phật nhưng tạm thời bị che mờ bởi vô minh ám chướng.
Kẻ thù thật sự không tồn tại. Tự trong tâm ta có sân hận nhưng ta không biết vì nó tàng ẩn. Nó tàng ẩn nhưng vẫn ở đó chưa tận diệt. Chính nhờ kẻ ấy mà ta biết được tâm mình để sửa. Người giúp mình nhận ra điều đó đáng là vị thầy của mình.

Ngài Jigme Lingpa nói: “Những ma quỷ độc ác nhất là những nhà đại hảo tâm vì họ giúp tôi đoạn diệt nhiễm ô.” Tương tự, Ngài Milarepa lúc đầu do mất hết tài sản về tay người chú mà sinh tâm sân hận. Ngài học huyền thuật để trả thù. Rốt cuộc nhờ kẻ thù mà Ngài quyết tu mà trở thành bậc Đạo sư chứng ngộ, truyền trao g

Author: Tuấn Kiệt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *